Nhận định Văn_tế_tướng_sĩ_trận_vong

  • Nhà nghiên cứu Phạm Quỳnh cho rằng: " lời đáng ghi vào vàng đá truyền đến muôn đời, khi giống giã như nhịp trống trong quân, khi tơi bời như ngọn cờ dưới nguyệt, khi mịt mù như cơn gió lốc thổi dấu kẻ tha hương, khi lập lòe như đám lửa trời soi chừng chốn cổ độ, khi hùng tráng như tiếng gươm tuốt giữa trận, khi lâm li như vượn khóc trên ngàn".
  • Thạch Trung Giả viết: "Hùng hồn và thống thiết là đặc điểm của áng văn này. Ngoài ra, những nét gợi cảm đến dựng đứng tóc gáy cho ta thấy vết tích của nghệ thuật Lê mạt với những Đặng Trần Côn, Ôn Như Hầu, và cái vẻ trang nghiêm đanh thép dự báo cho ta thời thịnh Nguyễn với những Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát..."[24]
  • Học giả Phạm Quỳnh cho rằng: "Hay vì lời: lời đáng ghi vào vàng đá, truyền đến muôn đời; khi 'gióng giả như dịp trống trong quân', khi 'tơi bời như ngọn cờ dưới nguyệt', khi 'mịt mù như cơn gió lốc thổi dấu kẻ tha hương’, khi ‘lập lòe như đám lửa trơi, soi chừng đám cổ độ’, khi 'hùng tráng như tiếng gươm tuốt trong trận', khi 'lâm li như tiếng vượn khóc trên ngàn'. Hay vì ý tứ: ý tứ thâm trầm, muốn biểu dương công nghiệp của kẻ quân nhân đã giúp bản triều gây dựng nên cơ đồ vĩ đại, người sống đã hết phận truy tùy, ‘chung nỗi ân ưu mà riêng phần lao khổ’, kẻ chết cũng còn hộ được ‘Hoàng triều cho bể lặng sóng trong’…"[1]
  • Cố thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt có nói: "Đầu thế kỷ 19, sau hơn 200 năm chiến tranh triền miên, hòa bình lập lại, ông Nguyễn Văn Thành đã thay mặt triều đình viết Văn tế tướng sĩ trận vong; và trong nhân dân, đại thi hào Nguyễn Du viết Văn chiêu hồn là vừa để giải thoát những đau thương về tinh thần và tâm linh đè nặng tâm hồn dân tộc, vừa để hướng dẫn đời sống tâm hồn và đạo lý của những người đang sống."[25]